5 bài tập yoga dưới đây nếu tập thường xuyên và kết hợp với các thực phẩm bổ trợ khác sẽ giúp bạn kiểm soát chứng tiểu không tự chủ một cách hiệu quả. Hãy cùng luyện tập thường xuyên để có những kết quả tích cực nhé!
Tại sao Yoga giúp giảm tình trạng tiểu không tự chủ?
Yoga là một bài tập bắt nguồn từ Ấn Độ khoảng 5.000 năm về trước. Yoga là phương pháp luyện tâm và luyện thân dựa trên các sự kết nối cơ thể, tâm trí, tinh thần thông qua các tư thế tập luyện, thiền và kiểm soát hơi thở. Các bài tập yoga mang lại rất nhiều tác dụng đến cơ thể: tăng cường lưu thông máu, điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng, tốt cho tim mạch, cải thiện tiêu hóa, nâng cao khả năng miễn dịch, thư giãn tâm trí và có giấc ngủ ngon hơn…
Tiểu không tự chủ là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ và bạn không thể kiểm soát được chúng. Tiểu không tự chủ do rất nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có hai nguyên nhân chính là: không do bệnh lý ( cơ sàn chậu bị suy yếu; uống các thuốc lợi tiểu, café, rượu bia, chất kích thích,…), do bệnh lý (táo bón, nhiễm trùng đường tiểu, viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,…)

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số bài tập yoga có thể giúp củng cố cơ sàn chậu từ đó giúp kiểm soát tình trạng tiểu không tự chủ. Nhiều người đang tập yoga cho biết, hầu hết họ đều đã cải thiện được tình trạng liên quan đến sự rò rỉ nước tiểu do không kiểm soát được.

5 bài tập Yoga giảm tình trạng tiểu không tự chủ
Sau đây là 5 bài tập yoga giúp cải thiện triệu chứng tiểu không tự chủ mà bạn nên tập hằng ngày.
Tư thế ngồi xổm ( Malasana )
Tác dụng
Bài tập yoga này tốt cho phần lưng, chân, đầu gối dưới, giữ cho vùng cơ sàn chậu luôn khỏe mạnh từ đó giúp bàng quang giữ được nước tiểu tốt hơn; giúp mở khớp háng, hông; tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể; kích thích hệ tiêu hóa; tăng cường sự linh hoạt để thực hiện các tư thế khác.
Cách luyện tập
- Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai. Đưa tay chắp trước ngực.
- Từ từ nhấn hông xuống giống ngồi xổm, các ngón chân xoay hơi hướng ra hai bên.
- Cố gắng giữ cho bàn chân của bạn cố định trên mặt đất.
- Đẩy cùi chỏ vào đầu gối để giúp bạn thẳng cột sống. Hít vào sâu và thở ra.
- Giữ tư thế này trong vòng 15-30 giây và tăng thời lượng lên nếu bạn có thể.
- Kết thúc tư thế bằng cách đứng lên, hai tay buông xuống hai bên, thả lỏng.

Những lưu ý khi tập
- Những đối tượng không nên luyện tập động tác này: huyết áp thấp, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đau lưng, đau đầu gối.
- Nếu thời gian đầu bạn thấy khó khăn khi luyện tập, có thể sử dụng một miếng đệm chặn bên dưới mông để hỗ trợ.

Tư thế cái ghế (Utkatasana )
Tác dụng
Bài tập yoga này giảm sự căng cứng của vai, tăng cường sức khỏe gân cốt, nâng cao các hoành cách mạc, mát xa tim phổi một cách nhẹ nhàng, tốt cho phần lưng và khí quan ở bụng và phần dưới bụng. Thực hành bài tập yoga này thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh và sức chịu đựng của cơ sàn chậu từ đó giúp bạn kiểm soát được bàng quang và tình trạng tiểu không tự chủ của mình.
Cách tập luyện
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, hai chân để song song, dang rộng bằng hông.
- Hai tay vươn thẳng qua đầu và từ từ chắp lại.
- Hít sâu, thở ra, khụyu gối xuống, cùng với đó di chuyển hông giống như bạn đang ngồi trên ghế.
- Dồn trọng lượng cơ thể lên gót bàn chân, không được hạ mông xuống thấp hơn đầu gối.
- Tiếp tục giữ đầu gối hướng thẳng. Hạ vai xuống, cố gắng thẳng cột sống.
- Giữ tư thế này trong vài nhịp thở (tầm 5s).
- Để kết thúc tư thế này, từ từ hít vào, duỗi thẳng chân; thở ra, hạ hai tay sang bên cạnh và trở lại tư thế đứng.
- Lặp lại tư thế này khoảng 3 ba lần.
- Nếu muốn tập nâng cao hơn, bạn có thể nâng gót chân và giữ tư thế càng lâu càng tốt.

Những lưu ý khi tập
- Các đối tượng không nên thực hiện động tác này: mất ngủ, hạ huyết áp, đau đầu, viêm khớp, đau dây chằng, đau đầu gối, đau chân, đau thắt lưng.
- Nên tập luyện sau bữa ăn tầm 4-5h để đảm bảo sự tập trung khi luyện tập.
- Khi tập luyện phải giữ thẳng lưng. Nếu bị đau cổ hay chóng mặt, hãy cố gắng nhìn thẳng về phía trước.
- Nếu mới tập, bạn có thể đứng cạnh tường cho đỡ mất sức và để điều chỉnh tư thế cho chính xác.

Tư thế hình tam giác ( Trikonasana )
Tác dụng
Thực hiện bài tập yoga hình tam giác sẽ giúp kéo giãn đầu gối, mắt cá chân, chân, tay. Kéo căng phần hông, ngực, vai, khớp. Giảm đau phần lưng, thần kinh tọa. Tăng cường sức khỏe thể chất và ổn định tinh thần. Bài tập yoga này còn cải thiện hệ tiêu hóa và kích thích các cơ quan bụng dưới trong đó có vùng cơ sàn chậu từ đó giúp kiểm soát tiểu không tự chủ.
Cách tập luyện
- Đứng thẳng, hai chân cách nhau rất rộng để tạo thành hình tam giác với sàn (khoảng cách giữa 2 chân là 90-100cm).
- Xoay chân trái khoảng 45-60 độ sang phải, chân phải xoay hướng phải 90 độ. Điều chỉnh tâm của gót chân phải với tâm của vòm bàn chân trái, hít sâu.
- Từ từ thở ra, uốn cong cơ thể xuống và hướng sang phía bên phải.
- Khi cúi xuống, giữ lưng thẳng, để tay phải xuống bằng chân phải (hoặc đặt tay trên ống chân, bàn chân, trên sàn để giữ thăng bằng). Cánh tay trái hướng lên trời, hít thở sâu.
- Giữ nguyên tư thế tầm 30-40s.
- Kết thúc bằng cách đưa cánh tay xuống hai bên và duỗi thẳng chân, trở lại vị trí ban đầu, thả lỏng.
- Tiếp tục lặp lại các bước trên với bên tay trái của bạn.

Những lưu ý khi tập
- Những đối tượng không nên luyện tập động tác này: huyết áp thấp, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, mất ngủ.
- Nếu đang bị đau lưng hoặc đau cột sống, bạn nên tập dưới sự giám sát của chuyên gia.
- Nếu bạn mới tập, cố gắng đặt 2 chân sao cho cách xa nhau chút. Giữ lưng thẳng, không bị lệch khi bạn xoay người.
- Khi đã quen thuộc với bài tập, bạn có thể ấn tay xuống cẳng chân vì áp lực của cánh tay sẽ giúp bạn quay và gập sâu hơn.

Tư thế xếp cánh bướm (Cobbler Pose)
Tác dụng
Bài tập yoga này giúp cho máu lưu thông đến toàn bộ cơ thể đặc biệt là đến vùng xương chậu và giúp cung cấp oxy đầy đủ hơn từ đó kích thích thận, tuyến tiền liệt, các cơ quan như bàng quang và bụng làm việc tốt hơn; giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm đau cột sống, thần kinh toạ. Thường xuyên tập bài tập yoga này sẽ giúp cho bạn tránh xa các loại bệnh tật.
Cách tập
- Ngồi trên sàn hoặc thảm, duỗi thẳng chân về phía trước.
- Thở ra, dần dần gập đầu gối, kéo gót chân hướng phần xương chậu càng sát càng tốt, 2 lòng bàn chân úp vào nhau, đầu gối hướng về phía 2 bên. Không ép đầu gối xuống sàn.
- Điều chỉnh tư thế để bạn thoải mái nhất có thể. Thẳng lưng.
- Thở đều, có thể nâng lên, hạ xuống 2 chân dập dình như cánh bướm. Giữ tư thế trong 1-5 phút.

Những lưu ý khi tập
- Các đối tượng hạn chế thực hiện tư thế: đau lưng, chấn thương đầu gối.
- Nếu bị đau thần kinh tọa hoặc là người mới tập, bạn có thể ngồi trên 1 chiếc gối và luyện tập tư thế này.
- Có thể tập nâng cao bằng cách giữ nguyên tư thế cánh bướm và ngả người về phía trước.

Tư thế cây cầu ( Bridge Pose)
Tác dụng
Bài tập yoga cây cầu cực kỳ hữu ích trong điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp, đau lưng, đau cổ, loãng xương, tốt cho khuỷu tay, giúp siết chặt vùng cơ mông, tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu từ đó giúp bạn kiểm soát được triệu chứng tiểu không tự chủ.
Cách tập
- Nằm ngửa, 2 tay đặt sang hai bên, gập đầu gối, khoảng cách giữa gót chân và cơ mông là một khoảng tầm 20cm, khoảng cách giữa 2 bàn chân nên để rộng bằng vai.
- Hít sâu, nâng lưng của bạn lên và cảm nhận sự căng cơ ở hông, lưng, cổ. Hai tay đan vào nhau.
- Giữ tư thế tầm 15-30s hoặc lâu hơn, trong lúc này nên thở đều và chậm.
- Kết thúc bằng cách từ từ nằm xuống, thở chậm, sâu và thư giãn.
- Nên lặp lại động tác khoảng 3-5 lần.

Những điều cần lưu ý khi tập
- Những đối tượng không nên tập tư thế này: đau cổ, đau vai, trấn thương ở lưng, đau đầu gối.
- Trong quá trình thực hiện tư thế này, tuyệt đối không được quay đầu qua trái hoặc qua phải mà chỉ nhìn thẳng phía trước.

Những nguyên tắc bạn cần nắm rõ khi luyện tập Yoga
- Đề cao vai trò của bước khởi động: Trước mỗi buổi tập nên dành ra 15 phút để khởi động và làm nóng cơ thể bằng cách xoay các cơ, các khớp thật kỹ càng. Khởi động là bước rất quan trọng trong các bài tập bởi nó quyết định hiệu quả và chất lượng buổi tập hơn nữa còn đảm bảo an toàn cho bạn, tránh những trấn thương.
- Phối hợp nhịp thở trong các bài tập: Trong các bài tập yoga, hơi thở có vai trò rất quan trọng. Phải phối hợp với hít thở sâu, đều, chậm để lấy được dung lượng oxy nhiều nhất có thể vào phổi.
- Bắt buộc phải dùng thảm tập yoga: Với những người mới tập, đây là một vật dụng không thể thiếu. Thảm yoga giúp cho bạn trong việc giữ thăng bằng, giảm thiểu trơn trượt và những tổn thương bất ngờ khi tập luyện.

- Luôn phải thư giãn: Không chỉ riêng yoga mà đối với bất kì bài tập nào cũng cần thư giãn hoàn toàn để tâm hồn thư thái, thoải mái thì mới có thể thả lỏng toàn bộ cơ thể.
- Cần kiên trì và nhẫn nại: Khi mới làm quen với yoga, chắc chắn nhiều người sẽ thấy uể oải do cơ thể chưa được dẻo dai bằng những người luyện tập lâu năm. Bạn nên có sự kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ thì mới có thể nhận được hiệu quả mà nó mang lại.
- Hãy suy nghĩ tích cực: Những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng tới rất nhiều đến tinh thần cũng như cơ thể bạn, thậm chí những cảm xúc tiêu cực này còn là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Có những suy nghĩ tích cực cùng với việc luyện tập yoga sẽ giúp bạn có thể đạt có được một cơ thể khỏe mạnh để chống lại bệnh tật.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn hợp lý, kết hợp yoga đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, tinh thần một cách hoàn hảo nhất.

Sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Ngoài thực hiện các lưu ý trên nên kết hợp với các loại thực phẩm sức khỏe để loại bỏ độc tố, bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết đang bị thiếu hụt trong cơ thể từ đó góp phần cải thiện tình trạng bệnh và giảm tối đa những tác động tiêu cực bên ngoài khác đến cơ thể của bạn.
Kết hợp giữa bài tập Yoga và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bidimin mang lại hiệu quả đến triệu chứng rối loạn tiểu như thế nào?
Bài tập yoga mang lại tác dụng rất tốt cho những người đang mắc tiểu không tự chủ. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì tập luyện trong thời gian dài thì mới mang lại hiệu quả. Hơn nữa đối với những người đang gặp phải tình trạng rối loạn tiểu như tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu bí, tiểu buốt, tiểu không tự chủ,…do các bệnh lý viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt thì tập yoga rất khó để có thể điều trị bệnh tận gốc. Vì thế lời khuyên của chuyên gia dành cho bạn là bên cạnh tập bài tập yoga hằng ngày nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để bổ sung sự thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết, nâng cao sức khỏe và giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh của mình. Tiêu biểu có thể kể đến sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bidimin.

Bidimin với thành phần gồm 3 loại thảo dược:
Mầm súp lơ xanh chứa hoạt chất Sulforaphane có khả năng hạn chế các yếu tố gây viêm cytokin, chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do, giải độc gan, giảm kích thước phì đại tuyến tiền liệt để hạn chế sự chèn ép, áp lực lên niệu đạo và bàn quang từ đó để giảm tình trạng rối loạn tiểu, đặc biệt là tiểu không tự chủ.
Bột hạt bí đỏ chứa rất nhiều hợp chất tốt đặc biệt là kẽm giúp giảm sự kích thích của bàng quang từ đó giảm được các triệu chứng tiểu như tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu bí, tiểu buốt, tiểu không tự chủ,…. Kẽm trong bột hạt bí đỏ còn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các tế bào miễn dịch (các đại thực bào, lympho bào B và T) và giúp tạo thành một hàng rào miễn dịch vững chắc, giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.
Cao trinh nữ hoàng cung có công dụng kháng viên, kháng khuẩn, giúp làm giảm kích thước khối phì đại tuyến tiền liệt và ngăn ngừa sự phát triển, di căn của tế bào u tuyến tiền liệt.
Bidimin là sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng, không tương tác với các thuốc khác và có hể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng lâu dài.

Hy vọng sau khi tập 5 bài tập yoga trên cùng với việc kết hợp sử dụng sản phẩm Bidimin, bạn sẽ có một sức khỏe tuyệt vời để giảm tình trạng tiểu không tự chủ và chống lại các loại bệnh khác. Chúc bạn sẽ mau khỏi bệnh!

Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của Bidimin
Chia sẻ của những người đã sử dụng Bidimin
Giấy cấp phép của Bộ Y tế

Để được giải đáp thắc mắc về tình trạng tiểu không tự chủ cũng như các bệnh lý tuyến tiền liệt hoặc tìm mua sản phẩm Bidimin, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài 1800 0069 (Miễn cước giờ hành chính) để được gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bidimin được phân phối tại các Nhà thuốc và Bệnh viện trên toàn quốc.
